PROFILE:
- DỰ ÁN: Haihai Mail
- TÊN: Phạm Bùi Thế Nhân
- CHỨC VỤ: Kỹ sư Cầu nối – Phòng Phát triển số 3, Rakus Nhật Bản
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nhân gia nhập vào một công ty phát triển Offshore lớn. Với kinh nghiệm PG và PL, anh gia nhập vào Rakus Việt Nam ở vị trí Project Manager vào khoảng thời gian Rakus Việt Nam mới thành lập vào năm 2014. Tháng 8/2018, anh chuyển công tác đến Rakus Nhật Bản.
—– Cơ duyên nào mà anh đã quyết định gia nhập vào Rakus Nhật Bản?
Ngay từ ban đầu, tôi đã thích các anime và manga nổi tiếng ở Nhật Bản và có sự quan tâm dành cho nước Nhật. Cách làm việc như kaizen và quản lý chất lượng của nước Nhật rất nổi tiếng là nguyên nhân khiến tôi bắt đầu có hứng thú muốn được làm việc ở doanh nghiệp Nhật Bản. Trước đây, tôi làm việc tại một công ty phát triển Offshore của Nhật, với kinh nghiệm phát triển nhiều dự án (như Web, hệ thống quản lý điện năng, mobile app,…), tôi cũng từng có cơ hội đi công tác ở Nhật Bản.
Với sự quan tâm dành cho nước Nhật vốn có, tôi cũng muốn học hỏi cách làm việc, muốn thử thách trở thành Kỹ sư Cầu nối, gia đình cũng tán thành với mong muốn trải nghiệm cuộc sống ở Nhật Bản, nên tôi đã chuyển công tác đến công ty mẹ Rakus. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng tôi rất vui vì nhận được sự hỗ trợ từ công ty và đồng nghiệp, ví dụ như trong các thủ tục visa. Đồng nghiệp cũng giới thiệu những cửa hàng vật dụng sinh hoạt cần thiết, hay nói tiếng Nhật một cách dễ hiểu,… Những điều này đã giúp cho tôi rất nhiều trong quá trình sinh sống và làm việc tại đất nước mặt trời mọc.
—– Anh có thể chia sẻ nội dung công việc và vai trò của mình từ khi vào công ty không?
Sau khi sang Nhật, tôi phụ trách dự án Haihai Mail. Ban đầu, tôi chịu trách nhiệm phát triển nội địa tại Nhật Bản (tạo outline design, tạo detailed design, implement, acceptance), cũng như giải thích thông số kỹ thuật cho Rakus Việt Nam và review các sản phẩm bàn giao. Sau đó, tôi cũng phụ trách một phần công việc vận hành.
Từ năm 2020, tôi đảm nhận vị trí Kỹ sư Cầu nối (Bridge SE – BSE). Tôi phụ trách nhiều nghiệp vụ liên quan đến Offshore như điều chỉnh yêu cầu task cho Rakus Việt Nam, hỗ trợ quản lý tiến độ, giải thích thông số kỹ thuật, review sản phẩm Rakus Việt Nam bàn giao, hỗ trợ các khó khăn và vấn đề của Rakus Việt Nam, điều chỉnh sprint goal và hỗ trợ liên lạc giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Tôi cũng sẽ giải thích về ngôn ngữ được sử dụng giữa Nhật Bản và Việt Nam. BSE không phụ trách dịch thuật hoặc phiên dịch. Dịch tài liệu và phiên dịch các cuộc họp sẽ được thực hiện bởi các thông dịch viên tiếng Việt chuyên môn.
Mặt khác, nếu có sự khác biệt trong hiểu biết giữa team phát triển Nhật Bản và team phát triển Việt Nam thì BSE sẽ giải thích. Trong giao tiếp thông thường, khi có người Nhật tham gia thì chúng tôi sẽ nói bằng tiếng Nhật và có thông dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt.
Tiếng Anh thì chủ yếu được sử dụng trong chat khi giải thích tài liệu.
—– Đối với việc phân chia vai trò trong bộ phận phát triển của Nhật Bản và cả Việt Nam, anh có thể nói sơ về điều này không?
Tùy từng task thì cũng sẽ khác nhau trong phân chia vai trò, nhưng về cơ bản thì chúng tôi đang làm như sau:
- Định nghĩa yêu cầu・Tạo định nghĩa yêu cầu: Nhật Bản
- Tạo chỉ thị công việc・Giải thích thông số kỹ thuật: BSE
- Tạo outline design (thiết kế cơ bản), tạo detailed design ~ implement・test: Việt Nam
※Việc đối ứng Q&A, khó khăn, vấn đề trong các giai đoạn này sẽ do BSE phụ trách. - Review các sản phẩm bàn giao: BSE và member Nhật Bản phụ trách.
- Giai đoạn integration: Rakus Việt Nam & Nhật Bản phụ trách
Team phát triển bên Nhật Bản là 14 người, BSE bao gồm cả tôi là 2 người.
Team phát triển bên Việt Nam là 7 người, trong đó có 5 kỹ sư và 2 QA.
—– Hiện tại, công việc hằng ngày của anh sẽ làm những gì ?
Giải thích một cách đơn giản, luồng nghiệp vụ hằng ngày là như sau:
- MTG chia sẻ tiến độ sprint của Nhật Bản
- Đối ứng nghiệp vụ (Review các sản phẩm bàn giao từ Rakus Việt Nam・task của Nhật Bản,…)
- MTG hằng ngày với Rakus Việt Nam: Chia sẻ tiến độ, vấn đề khó khăn, các hạng mục cần liên lạc,… (có chênh lệch múi giờ 2 tiếng với Việt Nam)
- Đối ứng nghiệp vụ, đối ứng Q&A・khó khăn・vấn đề từ Rakus Việt Nam, thực hiện các biện pháp cải tiến,…
—– Ngoài ra, anh có thể chia sẻ về môi trường làm việc của team mình không?
Toàn thể team chúng tôi đang làm việc cùng nhau trên tinh thần HRT.
————————————————————————-
HRT … là Humility (Khiêm nhường), Respect (Tôn trọng), Trust (Tin tưởng)
Đây được xem là “3 trụ cột quan trọng để một team xuất sắc tạo ra một phần mềm xuất sắc”, ví dụ như, những tâm thế sau đây sẽ được khuyến khích:
- “Bạn không phải là người toàn trí toàn năng, và cũng không tuyệt đối đúng.”
- “Đề cao tính khách quan, đánh giá cao năng lực và thành tích của đối phương một cách công tâm.”
- “Hãy tin rằng ngoài bạn ra thì những người khác cũng đúng và cũng có năng lực.”
———————————————————————–
Tôi ý thức về HRT khi viết comment review, hoặc khi xác nhận kết quả test và các biện pháp ngăn ngừa vấn đề tái phát sinh,… Bản thân tôi nếu có điều gì không biết thì cũng sẽ tích cực hỏi những người xung quanh. Team chúng tôi mỗi ngày đều đang thực hiện việc khen ngợi người mà mình muốn cảm ơn nhất trong ngày hôm đó, gọi là「hệ thống いいね」.
Với nền tảng là HRT, chúng tôi tạo ra được một môi trường nơi có thể chia sẻ và thảo luận một cách thân thiện, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm và mục tiêu cá nhân. Do đó nhóm chúng tôi rất dễ thảo luận về những khó khăn và vấn đề giữa các member Việt Nam ⇄ BSE ⇄ Nhật Bản.
Ví dụ, chúng tôi có cuộc họp 1on1 mỗi tháng 1 lần, nơi các thành viên có thể thảo luận riêng với cấp Manager. Ngoài ra, hàng tuần chúng tôi cũng thực hiện các cuộc họp cải tiến (Furikaeri) trong team. Trong cuộc họp ngắn mỗi sáng (Chorei), chúng tôi sẽ phát biểu về những điều tốt của nhau và khen ngợi nhau.
Hơn nữa, khi Rakus Việt Nam có điều muốn thảo luận với phía Nhật, dù BSE đang nghỉ phép thì những member khác cũng sẽ làm giúp nên chúng tôi rất yên tâm làm việc hỗ trợ nhau.
—– Trong công việc hiện tại, điều gì khiến anh cảm thấy đặc biệt có giá trị?
Nghiệp vụ giữa Rakus Việt Nam & Nhật Bản tiến triển thuận lợi mà không bị thiếu sót hay có vấn đề gì, và sản phẩm được release ổn định là điều khiến tôi cảm thấy rất có giá trị. Bên cạnh đó, việc team phát triển của Rakus Việt Nam & Nhật Bản không ngừng trưởng thành, ngày càng có nhiều member Rakus Việt Nam có thể thực hiện được thiết kế outline mà trước đây không làm được, cũng là điều mà tôi luôn tự hào.
Tôi hy vọng Rakus Việt Nam & Nhật Bản có thể cùng làm việc một cách yên tâm và tin tưởng lẫn nhau.
—– Mục tiêu tương lai mà anh đang hướng đến là gì?
Hiện tại Rakus Việt Nam đã đối ứng được từ giai đoạn outline design và phạm vi công việc của Rakus Việt Nam cũng đang dần rộng ra.
Vì vậy trong tương lai, tôi muốn hỗ trợ để Rakus Việt Nam có thể phát triển độc lập việc bảo trì các chức năng hiện có của Haihai Mail.
—- Anh sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc của mình như thế nào ?
Tôi thích ngắm cảnh nên ngày nghỉ tôi sẽ cùng gia đình đến công viên hoặc đi tham quan xung quanh khu vực Kansai khoảng 1 lần 1 tháng. Chúng tôi thường đến quán cà phê, vừa đọc sách vừa trò chuyện.
Các ngày trong tuần thì cơ bản là tôi sẽ dành thời gian cho gia đình, xem phim, xem video học tiếng Nhật, học hỏi những điều mới. Tôi cũng thích thể thao (đá bóng, đi bộ) nhưng gần đây thì tôi không thường xuyên tập nên đang bị thiếu vận động (cười).