PROFILE:
- DỰ ÁN: RakuRaku Kintai
- TÊN: Nguyễn Thị Thanh Thúy
- CHỨC VỤ: Kỹ sư Cầu nối – Phòng phát triển RakuRakuKintai, Team phát triển RakuRakuKintai số 1, Rakus Nhật Bản
Sau khi tốt nghiệp đại học ở TP. HCM, chị Thúy gia nhập một doanh nghiệp Nhật Bản. Chị có khoảng 10 năm kinh nghiệm làm BSE, SE và trở thành thành viên Rakus Nhật Bản vào tháng 2/2021.
<Sự hấp dẫn trong việc thành lập team Offshore mới>
—– Lý do nào khiến chị quyết định gia nhập Rakus Nhật Bản vậy ạ?
Yếu tố quyết định lớn nhất là Rakus liên tục triển khai nhiều dự án cũng như không ngừng phát triển, và với việc thành lập team Offshore mới <RakuRakuKintai>, tôi nghĩ mình có thể phát huy được tối đa những kinh nghiệm trong quá khứ khi làm việc tại Rakus trong tương lai.
—– Dự án gần đây chị đang phụ trách là dự án như thế nào?
Hiện tại, tôi đã tham gia dự án RakuRakuKintai được khoảng 1 năm và đang phát triển nhiều chức năng. Trong số đó, tôi xin giới thiệu về 3 chức năng mà tôi đang phụ trách.
- Chức năng tùy chỉnh hàng tháng (monthly custom item): ở đó user có thể tự do thiết lập thời gian đến muộn, thời gian về sớm, … Trong đó, tôi đang phụ trách item tùy chỉnh bản hàng ngày (daily custom item)
- Chức năng hiển thị error/warning khi quên chấm công trong ngày theo thời gian thực cho nhân viên và cấp trên.
- Nghiệp vụ liên kết với hệ thống RakuRakuSeisan, đồng bộ thông tin nhân viên đã được đăng ký trong hệ thống RakuRakuKintai vào hệ thống RakuRakuSeisan theo định kỳ.
<Triển khai các yêu cầu từ Nhật Bản đến team Rakus Việt Nam và review các output>
—– Chị chia sẻ thêm về phạm vi phụ trách, vai trò của Kỹ sư cầu nối (sau đây gọi là BSE) trong dự án RakuRakuKintai nhé.
Cụ thể, BSE sẽ phụ trách một chuỗi công việc gồm nhận yêu cầu từ Nhật Bản, triển khai cho team Rakus Việt Nam (sau đây gọi là RV) và review các output từ RV.
—– Như vậy, luồng công việc hằng ngày của chị là như thế nào ạ?
Đầu tiên, tôi phụ trách đọc hiểu nội dung của tài liệu định nghĩa yêu cầu, giải thích cho team RV, từ đó xác nhận và trả lời các câu hỏi từ team RV
Nếu ở vị trí BSE chưa thể phán đoán được thì tôi sẽ thảo luận với kỹ sư Nhật Bản.
Tôi cũng thực hiện review tài liệu thiết kế cơ bản và source từ team RV.
Thông thường, tôi sẽ là người xác nhận và điều chỉnh thông số kỹ thuật, … nên thường trao đổi với người định nghĩa yêu cầu. Cũng vì vậy nên tôi có mối liên hệ khá sâu sắc với cả team Nhật Bản.
—– Chị có thể chia sẻ thêm về văn hóa làm việc của team mình không ạ?
Tôi cảm thấy mình có thể thoải mái trò chuyện với mọi thành viên khác. Tôi nghĩ việc team có thể thảo luận một cách dễ dàng và nhanh chóng khi xác nhận thông số kỹ thuật và cân nhắc cách làm là một điểm rất tốt.
—– Việc phân chia vai trò phát triển của Nhật Bản và Việt Nam có vẻ rất cụ thể, đúng không chị Thúy?
Một cách tổng quan, BSE sẽ đứng giữa phía Nhật Bản và RV, phụ trách review tất cả output từ RV trước khi bàn giao cho phía Nhật Bản.
※Phân chia vai trò của Rakus Nhật Bản (JP), BSE, và RV được khái quát như sau:
- JP: Tạo tài liệu định nghĩa yêu cầu
- RV: Tạo tài liệu thiết kế cơ bản (Tạo DB design và domain model diagram)
- BSE: Review trước kết quả, sau đó tiến hành review với team JP
- RV: Thực hiện code, Unit test
- BSE: Review code trước
- JP: Review code
- BSE: Hỗ trợ Acceptance test
- JP: Thực hiện Acceptance test
<Kỹ năng tiếng Nhật (tương đương N2) và kỹ năng lập trình là bắt buộc>
—– Trong công việc của chị có yêu cầu những kiến thức hoặc kỹ năng nào không ạ?
Trước tiên thì kỹ năng tiếng Nhật (tương đương N2) và kỹ năng lập trình là bắt buộc. Tuy BSE không trực tiếp phát triển nhưng sẽ phụ trách review code nên kỹ năng lập trình cũng là điều cần phải có. Hệ thống RakuRaku Kintai sử dụng framework Spring boot và mô hình Domain-Driven Design (DDD) nên những kiến thức liên quan đến các kỹ thuật này cũng cần phải tốt.
—– Trong công việc hiện tại, điều gì khiến chị cảm thấy đặc biệt có giá trị?
Tôi nghĩ chắc là việc mà tôi có thể đảm nhận được nhiều công đoạn từ thiết kế cơ bản đến phát triển và test (các công đoạn giống với kỹ sư Nhật Bản), cũng như được tương tác với nhiều member của cả phía Nhật Bản và Việt Nam.
Việc bản thân tôi được góp một phần công sức trong quá trình phát triển tính năng mới và mang lại giá trị cho khách hàng cũng vô cùng ý nghĩa.
<Mong muốn hướng đến việc phát triển hiệu quả hơn và tiếp tục cải tiến>
—– Có điều gì mà chị muốn thử thách trong tương lai không?
Hiện tại thì team RV chỉ có 4 người, vẫn còn nhỏ nhưng kế hoạch tương lai sẽ dần mở rộng team size hơn nữa, nên tôi mong muốn có thể cải tiến quy trình tốt hơn nữa, chẳng hạn như phân chia vai trò, … để việc quản lý vẫn có thể suôn sẻ ngay cả khi quy mô có lớn hơn nữa.
—– Những việc mà chị muốn cùng nỗ lực với những member sẽ gia nhập công ty trong tương lai là gì?
Tôi mong muốn cải tiến quy trình phát triển để có thể giảm chi phí phát sinh thêm khi yêu cầu Offshore. Tôi cũng muốn hướng đến việc phát triển hiệu quả hơn, tìm ra được những chi phí không cần thiết và cải tiến.